Mỏ hàn thiếc chất lượng cao, máy hàn chì chính hãng giá rẻ, công suất lớn

Mỏ hàn thiếc hay còn gọi với tên mỏ hàn chì, là thiết bị không thể thiếu của sinh viên và anh em ngành điện. Đặc biệt là điện tử và điện dân dụng.

Nguyên lý hoạt động

Mỏ hàn thiếc hoạt động theo nguyên lý gia nhiệt tại đầu mũi hàn, chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng.

Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 231,9 °C. Tuy nhiên thiếc hàn được làm bằng hợp kim và chất trợ chảy nên có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Thường trong khoảng từ 180-190 °C.

Tại đầu mũi hàn nhiệt độ sẽ từ 200 °C trở lên để có thể nung chảy thiếc. Nhiệt độ càng cao thì thiếc chảy càng nhanh, mối hàn càng ngấu. Tuy nhiên nếu nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cháy thiếc, oxy hoá đầu mũi hàn.

Cấu tạo mỏ hàn thiếc

Mỏ hàn thiếc gồm có 3 phần. Phần tay cầm để thao tác hàn. Phần ống dây điện trở gia nhiệt và mũi hàn ở giữa.

Giữa cuộn dây điện và mũi hàn được cách ly bằng vật liệu cách điện, nhưng truyền nhiệt tốt. Chuôi cầm thường bằng gỗ để cách điện và cách nhiệt. Mũi hàn thường được làm từ hợp kim chống oxy hoá.

Ngày xưa người ta thường dùng hợp kim thiếc và chì để hàn. Tuy nhiên do vấn đề an toàn sức khoẻ nên đã được thay bằng chất trợ chảy khác. Dân mình vẫn quen gọi là mỏ hàn chì.

Kỹ thuật hàn thiếc

Khi hàn chú ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để mối hàn được bóng đẹp và chắc chắn. Nếu nhiệt độ không đủ, thiếc chỉ sền sệt không chảy lỏng hoàn toàn, mối hàn sẽ không được tròn láng. Mối hàn dẫn điện kém và hay bong do thiếc chưa chảy ngấu. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao, mũi hàn và thiếc sẽ bị oxy hoá, giảm sự dẫn điện và tuổi thọ của mối hàn.

Khi mối hàn, chân linh kiện bị lỏng, dùng nhựa thông để chữa. Nhúng đầu mỏ hàn vào nhựa thông, sau đó nhấc ra dí vào mối hàn cần sửa cho thiếc chảy nhuyễn ra. Nhấc mỏ hàn ra trước khi mối hàn kịp khô.

Khi hàn linh kiện mẫn cảm với nhiệt độ, chú ý thao tác thật nhanh để nhiệt không quá thấm vào gây hỏng linh kiện. Một số linh kiện quá nhạy cảm, nên dùng kẹp tản nhiệt cho linh kiện trước khi thao tác hàn.

Nên trang bị dụng cụ kẹp vật cần hàn, vì một tay cầm mỏ, một tay cầm thiếc mất rồi. Có thể chế dễ dàng bằng kẹp cá sấu gắn vào một vật thể nặng.

Khi đầu mũi hàn bị bẩn, vệ sinh bằng nhựa thông hoặc dụng cụ chuyên biệt. Có thể dùng cọ lau nồi hoặc giẻ ẩm để thay thế.

Sau khi hàn xong nên tráng thiếc lên đầu mũi hàn để giảm quá trình oxy hoá mũi hàn.

Mỏ hàn thiếc dạng nung dùng điện lưới trực tiếp để nung nóng mũi hàn nên rất nguy hiểm. Thường xuyên kiểm tra tình trạng cách điện giữa ống dây gia nhiệt và mũi hàn.

Nhiều anh em hay có thói quen cầm mỏ hàn đập, gõ xuống mặt cứng. Việc này có thể làm vỡ lớp sứ cách điện mỏng, gây nguy hiểm.

Ưu và nhược điểm của mỏ hàn nung

Mỏ hàn nung thường có giá rất rẻ nên phù hợp với sinh viên, công việc sửa chữa trong gia đình.

Nhược điểm của mỏ hàn nung là thời gian gia nhiệt rất lâu, tốn điện và không hàn được những mối to.

Nếu bạn cần một mỏ hàn để sửa chữa gia dụng, hàn cọc ắc quy, thợ xe máy, xe đạp điện, than đề ô tô, hãy tham khảo sản phẩm mỏ hàn xung AK chuyên nghiệp của chúng tôi.

Nếu bạn cần hàn những vi mạch điện tử nhỏ như main điện thoại, hãy tìm hiểu máy hàn thiếc.